Tuyên truyền về bệnh bạch hầu
Ngày 11/07/2024 00:00:00
Tuyên truyền về bệnh bạch hầu
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐƯỜNG LÂY BỆNH BẠCH HẦU VÀ BIỂU HIỆN CẦN BIẾT. Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu
TRƯỞNG TRẠM Y TẾ: Lê Thị Thùy
TRƯỞNG TRẠM Y TẾ: Lê Thị Thùy
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ đúng thời điểm.
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
2. Bệnh bạch hầu lây như thế nào?
- Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
- Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
- Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.09:08/-strong/-heart:>:o:-((:-h 4. Biến chứng của bệnh: Độc tố bạch hầu có thể gây các tổn thương sau:
- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
- Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
- Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
5. Phòng ngừa bệnh bạch hầu:
Biện pháp dự phòng cần được thực hiện phòng bệnh bạch hầu cụ thể như:
Cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường xuyên về bệnh, tìm hiểu cơ bản các thông tin liên quan đến bệnh bạch hầu như triệu chứng, cách phòng bệnh, tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, điều trị hiệu quả...
Vệ sinh phòng bệnh: Làm sạch môi trường như nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng
Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cần tăng cường theo dõi, phát hiện bệnh sớm
Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh bạch hầu đúng lịch đúng độ tuổi đặc biệt là đối với trẻ em.
Cần cách ly người bệnh ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh
Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn
Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch.
Vaccine bạch hầu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân số nói chung. Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Giới thiệu sản phẩm bánh mì Sơn Thương
06/11/2024 00:00:00 -
Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2024
04/11/2024 00:00:00 -
Vận động nhân dân đi hiến máu tình nguyện
25/10/2024 00:00:00 -
Chia sẻ kỹ năng nhận diện, phòng chống lừa đảo trực tuyến.
25/10/2024 00:00:00
Tuyên truyền về bệnh bạch hầu
Đăng lúc: 11/07/2024 00:00:00 (GMT+7)
Tuyên truyền về bệnh bạch hầu
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐƯỜNG LÂY BỆNH BẠCH HẦU VÀ BIỂU HIỆN CẦN BIẾT. Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu
TRƯỞNG TRẠM Y TẾ: Lê Thị Thùy
TRƯỞNG TRẠM Y TẾ: Lê Thị Thùy
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ đúng thời điểm.
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
2. Bệnh bạch hầu lây như thế nào?
- Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
- Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
- Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.09:08/-strong/-heart:>:o:-((:-h 4. Biến chứng của bệnh: Độc tố bạch hầu có thể gây các tổn thương sau:
- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
- Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
- Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
5. Phòng ngừa bệnh bạch hầu:
Biện pháp dự phòng cần được thực hiện phòng bệnh bạch hầu cụ thể như:
Cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường xuyên về bệnh, tìm hiểu cơ bản các thông tin liên quan đến bệnh bạch hầu như triệu chứng, cách phòng bệnh, tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, điều trị hiệu quả...
Vệ sinh phòng bệnh: Làm sạch môi trường như nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng
Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cần tăng cường theo dõi, phát hiện bệnh sớm
Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh bạch hầu đúng lịch đúng độ tuổi đặc biệt là đối với trẻ em.
Cần cách ly người bệnh ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh
Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn
Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch.
Vaccine bạch hầu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân số nói chung. Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.