Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
71498

Giới thiệu di tích Nghè Văn Phú, phường Quảng Thọ

Ngày 30/12/2024 00:00:00

Giới thiệu di tích Nghè Văn Phú, phường Quảng Thọ

Nghè Văn Phú của làng Văn Phú xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc tổ dân phố Văn Phú, phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn. Nghè Văn Phú xưa còn có tên gọi là Nghè Đệ Tam thờ Hương Lô Gạch linh, cuối thế kỷ XIX do loạn lạc, các nghè trong làng bị phá nên chuyển các vị thần trong làng gồm: Thiên trụ linh ứng tôn thần, Lê công Phúc hiển tôn thần, Linh nghị Hiển Tráp linh ứng tôn thần về một nghè cùng thờ, vì vậy có tên là nghè Văn Phú.
z6180506716777_817354283c516c003abacf1c73dedd37.jpg

Từ thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn đến km số 13 theo cổng làng văn hóa tổ dân phố Văn Phú về hướng Nam, cách 200m là Nghè Văn Phú.

Khi khảo tả di tích nghè Văn Phú có vị thần là Hương Lô Gạch linh tôn thần có 3 đạo sắc phong, 2 đạo vào năm Thành Thái thứ 15 và thứ 6 (1904), 1 đạo vào năm Khải Định thứ 9 (1925). Theo thần phả và truyền thuyết tại địa phương thì thần là quan chức coi việc nung gạch để xây dựng thành nhà Hồ (1398 – 1407) đã hy sinh cứu lò gạch để cứu dân nên được phong thần; tại thành nhà Hồ đã tìm thấy những viên gạch vồ, cỡ lớn có ghi địa danh (Dặc Thượng xã). Phải chăng địa danh Diệc thôn, Dặc thượng xã của làng Văn Phú xưa có chí ít vào cuối thời Trần (thế kỷ XIV).

Làng Văn Phú thờ 4 vị thần:

1. Chính trực Long Tuấn Thiên trụ chi thần

Hiện tại thần còn 7 đạo sắc phong đang được lưu giữ tại Nghè. Theo thần phả thần có công giúp dân xây dựng quê hương và phù trợ Lê Thái Tổ chống quân Minh. Khi vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh tại vùng này, thần đã báo mộng: “Tôi là Thiên trụ tôn thần, xin giúp nhà vua đánh giặc”. Theo kiến văn: Thần Thiên trụ tôn thần là một thiên thần ứng vào một nhân vật là Lạc Hầu, Lạc Tướng hoặc Hào trưởng vào thời kỳ vua Hùng Vương dựng nước.

2. Linh Nghị Hiển trách tôn thần

Có 3 đạo sắc phong tại Nghè. Theo thần tích, ngài là người xây dựng quê hương, phù trợ cho nhân dân sinh cơ thịnh vượng. Thần thường biến thành cá chép vàng báo cho dân biết vụ mùa bội thu, chăn nuôi phát triển. Thần là Thiên thần, tục thờ từ thời Hùng Vương.

3. Hương Lô Gạch linh tôn thần

Còn 3 đạo sắc phong tại Nghè, theo truyền thuyết thần là quan chức coi việc nung gạch để xây dựng cung điện Thành Nhà Hồ, đã hy sinh cứu lò gạch để cứu nhân dân địa phương khỏi mang tội với triều đình, các triều đại Lê – Nguyễn ban sắc phong thần. Hiện tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ tiêu bản viên gạch vồ số đăng ký 8148/3478 có kích thước 49,5cm x 24 x 9cm. Cạnh viên gạch còn in chữ: Dặc Thượng xã (địa danh làng Văn Phú thời Trần – Hồ)

4. Tiên hiền Thanh Quang khổng chương Lê Công Phúc Hiển chi thần:

Thần là người có công xây dựng làng Văn Phú, tên là Hiển, còn một đạo sắc phong thờ các vị thần, tại chùa làng còn một đạo sắc phong năm Khải Định thứ 9 (1925).

Ngoài các đạo sắc phong thờ các vị thần làng, tại chùa làng còn một đạo sắc phong thờ Thánh Đế quân do người Hoa Kiều rước từ chùa Thiên Tiên, từ tỉnh lỵ Thanh Hóa về khi nhà Nguyễn xây thành Thanh Hóa vào năm 1828. Cho đến năm 1925 thời Khải Định cửu niên cũng đã có sắc phong cho làng Văn Phú thờ Thánh Đế quân.

Trong những năm 1885 – 1887 nghè Văn Phú là nơi chứng kiến các hoạt động của nghĩa quân Cần Vương chống Pháp khu vực Đông Bắc Quảng Xương do Lãnh phiên chỉ huy. Nơi đây cũng là nơi tập kết của nghĩa quân đánh Pháp tại cầu Trỏi (cách 200m) vào tháng 3 năm 1886. Chính lý do này thực dân Pháp đã thẳng tay đốt phá nghè, đình và đền tại làng Văn Phú để trả thù, cũng là lý do 4 vị tiên hiền đều được tập trung về thờ tại nghè Hương Lô.

Trong những năm tiền khởi nghĩa, nghè Văn Phú còn là trạm giao liên của cán bộ cách mạng như: Lê Quang Liệu, Đới Sỹ Thân, Lưu Cộng Hòa…

Nghè còn lưu giữ được 14 đạo sắc phong của các triều đại trước và nhiều cổ vật quý hiếm.

Hiện vật chất liệu đá: đá tảng hoa sen, đá tảng kê cột quân đục trơn, cột đá hiên, đá lăn giai bó nền, trụ đá kê cột quân hình trụ, hai tay ngai bằng đá được chạm hình đầu rồng, bia đá Hạ Mã.

Chất liệu gỗ: ống hương cổ, hộp sắc cổ, hòm đựng lễ phục cổ, thần vị cổ.

Hiện vật gốm sứ: bát hương, bát đĩa cổ.

Nghè Văn Phú là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương. Vào ngày 03/02 âm lịch hàng năm, tại Nghè có tổ chức lễ cầu phúc. Được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 04/8/2011.

Giới thiệu di tích Nghè Văn Phú, phường Quảng Thọ

Đăng lúc: 30/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

Giới thiệu di tích Nghè Văn Phú, phường Quảng Thọ

Nghè Văn Phú của làng Văn Phú xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc tổ dân phố Văn Phú, phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn. Nghè Văn Phú xưa còn có tên gọi là Nghè Đệ Tam thờ Hương Lô Gạch linh, cuối thế kỷ XIX do loạn lạc, các nghè trong làng bị phá nên chuyển các vị thần trong làng gồm: Thiên trụ linh ứng tôn thần, Lê công Phúc hiển tôn thần, Linh nghị Hiển Tráp linh ứng tôn thần về một nghè cùng thờ, vì vậy có tên là nghè Văn Phú.
z6180506716777_817354283c516c003abacf1c73dedd37.jpg

Từ thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn đến km số 13 theo cổng làng văn hóa tổ dân phố Văn Phú về hướng Nam, cách 200m là Nghè Văn Phú.

Khi khảo tả di tích nghè Văn Phú có vị thần là Hương Lô Gạch linh tôn thần có 3 đạo sắc phong, 2 đạo vào năm Thành Thái thứ 15 và thứ 6 (1904), 1 đạo vào năm Khải Định thứ 9 (1925). Theo thần phả và truyền thuyết tại địa phương thì thần là quan chức coi việc nung gạch để xây dựng thành nhà Hồ (1398 – 1407) đã hy sinh cứu lò gạch để cứu dân nên được phong thần; tại thành nhà Hồ đã tìm thấy những viên gạch vồ, cỡ lớn có ghi địa danh (Dặc Thượng xã). Phải chăng địa danh Diệc thôn, Dặc thượng xã của làng Văn Phú xưa có chí ít vào cuối thời Trần (thế kỷ XIV).

Làng Văn Phú thờ 4 vị thần:

1. Chính trực Long Tuấn Thiên trụ chi thần

Hiện tại thần còn 7 đạo sắc phong đang được lưu giữ tại Nghè. Theo thần phả thần có công giúp dân xây dựng quê hương và phù trợ Lê Thái Tổ chống quân Minh. Khi vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh tại vùng này, thần đã báo mộng: “Tôi là Thiên trụ tôn thần, xin giúp nhà vua đánh giặc”. Theo kiến văn: Thần Thiên trụ tôn thần là một thiên thần ứng vào một nhân vật là Lạc Hầu, Lạc Tướng hoặc Hào trưởng vào thời kỳ vua Hùng Vương dựng nước.

2. Linh Nghị Hiển trách tôn thần

Có 3 đạo sắc phong tại Nghè. Theo thần tích, ngài là người xây dựng quê hương, phù trợ cho nhân dân sinh cơ thịnh vượng. Thần thường biến thành cá chép vàng báo cho dân biết vụ mùa bội thu, chăn nuôi phát triển. Thần là Thiên thần, tục thờ từ thời Hùng Vương.

3. Hương Lô Gạch linh tôn thần

Còn 3 đạo sắc phong tại Nghè, theo truyền thuyết thần là quan chức coi việc nung gạch để xây dựng cung điện Thành Nhà Hồ, đã hy sinh cứu lò gạch để cứu nhân dân địa phương khỏi mang tội với triều đình, các triều đại Lê – Nguyễn ban sắc phong thần. Hiện tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ tiêu bản viên gạch vồ số đăng ký 8148/3478 có kích thước 49,5cm x 24 x 9cm. Cạnh viên gạch còn in chữ: Dặc Thượng xã (địa danh làng Văn Phú thời Trần – Hồ)

4. Tiên hiền Thanh Quang khổng chương Lê Công Phúc Hiển chi thần:

Thần là người có công xây dựng làng Văn Phú, tên là Hiển, còn một đạo sắc phong thờ các vị thần, tại chùa làng còn một đạo sắc phong năm Khải Định thứ 9 (1925).

Ngoài các đạo sắc phong thờ các vị thần làng, tại chùa làng còn một đạo sắc phong thờ Thánh Đế quân do người Hoa Kiều rước từ chùa Thiên Tiên, từ tỉnh lỵ Thanh Hóa về khi nhà Nguyễn xây thành Thanh Hóa vào năm 1828. Cho đến năm 1925 thời Khải Định cửu niên cũng đã có sắc phong cho làng Văn Phú thờ Thánh Đế quân.

Trong những năm 1885 – 1887 nghè Văn Phú là nơi chứng kiến các hoạt động của nghĩa quân Cần Vương chống Pháp khu vực Đông Bắc Quảng Xương do Lãnh phiên chỉ huy. Nơi đây cũng là nơi tập kết của nghĩa quân đánh Pháp tại cầu Trỏi (cách 200m) vào tháng 3 năm 1886. Chính lý do này thực dân Pháp đã thẳng tay đốt phá nghè, đình và đền tại làng Văn Phú để trả thù, cũng là lý do 4 vị tiên hiền đều được tập trung về thờ tại nghè Hương Lô.

Trong những năm tiền khởi nghĩa, nghè Văn Phú còn là trạm giao liên của cán bộ cách mạng như: Lê Quang Liệu, Đới Sỹ Thân, Lưu Cộng Hòa…

Nghè còn lưu giữ được 14 đạo sắc phong của các triều đại trước và nhiều cổ vật quý hiếm.

Hiện vật chất liệu đá: đá tảng hoa sen, đá tảng kê cột quân đục trơn, cột đá hiên, đá lăn giai bó nền, trụ đá kê cột quân hình trụ, hai tay ngai bằng đá được chạm hình đầu rồng, bia đá Hạ Mã.

Chất liệu gỗ: ống hương cổ, hộp sắc cổ, hòm đựng lễ phục cổ, thần vị cổ.

Hiện vật gốm sứ: bát hương, bát đĩa cổ.

Nghè Văn Phú là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương. Vào ngày 03/02 âm lịch hàng năm, tại Nghè có tổ chức lễ cầu phúc. Được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 04/8/2011.

KẾT QUẢ GIẢ QUYẾT TTHC