Di tích và Danh lam, thắng cảnh trên địa bàn phường Quảng Thọ

Ngày 27/09/2024 00:00:00

Di tích và Danh lam, thắng cảnh trên địa bàn phường Quảng Thọ

Phường Quảng Thọ có 07 di tích trong đó có 04 di tích được công nhận di tích cấp Tỉnh, bao gồm:
1. Nghè Đệ Tứ

z5880574956307_dc67ed5f27431c7ce3b8cce10797c957.jpg
Nghè có diện tích 460m2 thuộc tổ dân phố Đồn Trại, phường Quảng Thọ. Căn cứ vào sắc phong và tài liệu còn lưu giữ được cùng những thần tích và những câu chuyện dân gian truyền tụng lại, Nghè là nơi thờ tự con trai của Lê Lương, do lập nhiều công lao đã được hoàng đế Lê Đại Hành phong tước Vệ Đại tướng quân. Khi mất, ngài được tôn phong Đại vương thượng đẳng tôn thần, nhân dân tôn ngài làm thành hoàng làng và thờ tại Nghè. Nghè Đệ Tứ xưa kia gồm có tiền đường 5 gian 2 chái, hậu cung 3 gian; tại Nghè còn lưu giữ 2 sắc phong có giá trị.
Từ Trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng tây 200m gần ngã ba làng rẽ trái, đi thẳng 100m là đến Nghè Đệ Tứ.

Năm 2007, Nghè Đệ Tứ được đầu tư tôn tạo lại gồm: cổng, sân, nhà sắp lễ, nghè. Nghè Đệ Tứ cùng với làng Hòa Chúng là địa điểm di tích lịch sử cách mạng - cái nôi cách mạng của huyện Quảng Xương trong những năm chuẩn bị và tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Đây cũng là nơi chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại: thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ huyện Quảng Xương (ngày 26/2/1946).

Nghè là di tích lịch sử cách mạng, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 30/12/1999 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 15/01 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên.
3. Nghè Đài Trúc

z5871284408127_4f921f52e9fefd9da13bb99d493c5af6.jpg
Nghè Đài Trúc có diện tích 2002m2thuộc tổ dân phố Đài Trúc, phường Quảng Thọ. Nghè thờ Nhị vị tôn thần là Thiên cương thượng đẳng thần và Thiên cáo thượng đẳng thần. Thần phả ghi lại cả hai vị thần đều có công bảo vệ vua Lê Lợi khi về vùng này liên kết với các hào trưởng để khởi nghĩa.
Nghè nằm ngay đầu làng hướng Nam của Đài Trúc. Từ thành phố Thanh Hóa đi theo đường QL 47 đi Sầm Sơn, đến cây số 13 theo đường bê tông liên hương khoảng 300m theo hướng Bắc là đến Nghè. Du khách từ khu du lịch biển Sầm Sơn qua cầu Bình Hòa, đến cột km số 4 Sầm Sơn, rẽ vào dâng hương Nghè sẽ có thêm một cuộc du lịch để tìm hiểu lịch sử vùng quê.
Nghè Đài Trúc có từ xa xưa, ít nhất từ thế kỷ XV gắn liền với huyền tích hai vị thần hiển ứng phù trợ bảo vệ Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Toàn bộ khuôn viên Nghè được phục hồi theo kiểu nhà cấp 4, xung quanh Nghè là hồ ao và cánh đồng. Sân nghè được lát gạch bát, xung quanh sân được trang trí bằng các chậu cây cảnh. Trung đường và hậu cung xây dựng theo kiểu nhà cấp 4. Dấu tích kiến trúc cổ trong di tích hiện còn: đá lăn giai lát hè, đá bó nền – hè, đá tảng, cột hiên đá. Đồ thờ còn có: lư hương đá cổ, bát hương sử cổ, sắc phong, hòm đựng thần phả, đìa rượu cổ, chân nến.
Nghè là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 03/02 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên. Nghè được phục dựng lại năm 2018.
3. Nghè Văn Phú

z5871284403158_9594e98835a4b70dcfe2474530499259.jpg
Nghè Văn Phú có diện tích 1076m2 thuộc tổ dân phố Văn Phú, phường Quảng Thọ. Đến thăm Nghè Văn Phú từ thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn đến km số 13 theo cổng làng về hướng Nam, cách 200m là đến Nghè Văn Phú. Nghè Văn Phú xưa có tên gọi là Nghè Đệ Tam thờ Hương Lô Gạch linh, cuối thế kỷ XIX do loạn lạc, các Nghè trong làng bị phá nên chuyển các vị thần trong làng gồm: Thiên trụ linh ứng tôn thần, Lê công Phúc Hiển tôn thần, Linh nghị Hiển Tráp linh ững tôn thần về một Nghè cùng thờ, vì vậy có tên là Nghè Văn Phú.
Hiện nay Nghè Văn Phú thờ 4 vị thần:

Chính trực Long Tuấn Thiên trụ chi thần: là người có công giúp dân xây dựng quê hương và phù trợ Lý Thái tổ chống quân Minh.

Linh Nghị Hiển trách tôn thần: là người xây dựng quê hương, phụ trợ cho nhân dân sinh cơ thịnh vượng.

Hương Lô Gạch linh tôn thần: thần là quan chức coi việc nung gạch để xây dựng Thành Nhà Hồ.

Tiên hiền Thanh Quang khổng chương Lê Công Phúc Hiển chi thần: là người có công xây dựng làng Văn Phú.
Nghè có các công trình: cổng nghè, sân nghè, Bệ thờ Lộ thiên, nhà trung đường, hậu cung. Nghè còn lưu giữ lại được 14 đạo sắc phong của các triều đại trước và cổ vật quý hiếm như: các tảng đá hoa sen, đá bó nền…
Nghè là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 04/8/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 10/02 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên.

4. Nghè Thánh cả

z5871284388138_ab9cb830f54118289225d0435911163b.jpg
Nghè Thánh Cả có diện tích 320m2 thuộc tổ dân phố Khang Thái, phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn là tên nôm na mà dân làng quen gọi cho vị thần lớn nhất trong làng. Ngoài ra nhân dân còn gọi là Nghè Thượng, Nghè Đệ Nhất để phân biệt với các vị thần được dân làng thờ; nhưng tên gọi Nghè Thánh Cả vẫn được nhân dân địa phương quen dùng hơn cả. Vị thần chủ được thờ ở Nghè là Đế Thích Diêm La Thượng Đẳng Thần và Vân Vũ tôn thần. Đây là những vị thần có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương, là người bảo hộ cho nhân dân được bình yên, được tôn làm thành hoàng của làng.
Từ Trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng tây 200m gặp ngã ba làng rẽ phải, đi thẳng 500m là đến Nghè Thánh Cả.
Nghè là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 15/01 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên.
Nghè được phục dựng lại năm 2015 gồm: cổng, sân, nhà sắp lễ, nghè. Nghè được cấu trúc theo kiểu chữ Đinh (J) gồm Tiền đường và Hậu cung được tọa lạc theo hướng Nam. Các hiện vật còn lưu giữ lại như: chân tảng, đá lan giai…được nhân dân sưu tầm và bảo quản tại di tích là những tư liệu quý có giá trị lịch sử quan trọng.
5. Nghè Đệ Tam:

z5871284418595_fcbd4f4373b729cd6599ad8122ac4c82.jpg
Nghè có diện tích 2591m2 thuộc tổ dân phố Hưng Thông, phường Quảng Thọ. Nơi đây thờ quan lớn Đệ Tam là con trai thứ ba của Vua cha Bát Hải Động Đình là người rất được vua cha yêu quý, có tài danh được thờ phụng ở khắp nơi và quê hương Quảng Thọ liên quan vùng đất cổ nơi người Việt cổ sinh sống nên không thể thiếu nơi thờ Quan lớn Đệ Tam, ở nghè Đệ Tam theo phong tục dân gian.
Ngày 29/04/2023 tức là ngày 10/03 Quý Mão sau một thời gian chuẩn bị MTTQ – Hội NCT và Nhân dân trong phường cùng những người hảo tâm ở các địa phương ủng hộ kinh phí khởi công xây dựng tôn tạo lại nghè Đệ Tam trên khu đất nghè cũ để nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương theo tín ngưỡng dân gian, một nét đẹp truyền thống của quê hương Quảng Thọ. Vùng đất địa linh nhân kiệt – cái nôi cách mạng của huyện Quảng Xương, là phường anh hùng của thành phố Sầm Sơn anh hùng.
Theo địa chí văn hoá phường Quảng Thọ xuất bản năm 2000 của nhà xuất bản Thanh Hoá, do các vị lãnh đạo và trên cơ sở tư liệu được lưu giữ vẫn còn 17 đạo sắc phong. Tróng đó có 4 đạo sắc phong liên quan đến nghè Đệ Tam.
Nghè đã hoàn thành các hạng mục công trình gồm: Hậu cung, Trung đường, sân Nghè kiên cố bằng vật liệu bê tông cốt thép mái gắn ngói, lắp đặt long ngai, cuốn thư, câu đối, đại tự làm tăng vẽ đẹp cổ kính truyền thống của Nghè.

Nơi đây thờ vị thần Quan Lớn Đệ Tam phối thờ với Hội đồng cá quan theo phong tục tín ngưỡng của người Việt mà các triều đại phong kiến vẫn còn sắc phong “sự linh thiêng của vị thần bảo vệ cho người dân”. Đây là nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị, văn hoá, các di tích của quê hương để đời sống văn hoá tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.
6. Nhà lưu niệm (nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Quảng Xương)

z5871284398667_5a5959c35221ac48017e57e1750be515.jpg
Nhà lưu niệm có diện tích 496m2là di tích lịch sử cách mạng tại tổ dân phố Khang Thái, phường Quảng Thọ. Năm 2012 khánh thành nhà lưu niệm Hòa Chúng - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ huyện Quảng Xương ngày nay.Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng Tây 200m gặp ngã ba làng rẽ phải, đi thẳng 50m là đến nhà lưu niệm.
Cách đây 66 năm, ngày 26/02/1946, tại nhà đồng chí Lê Quang Liệu ở làng Hòa Chúng. Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa kết nạp ba cán bộ Việt Minh gồm: Lê Quang Liệu, Vũ Thanh Long, Hà Văn Tuyên vào Đảng đồng thời thành lập chi bộ đảng đầu tiên ở huyện Quảng Xương. Cũng tại làng Hòa Chúng, cuối tháng 12/1947, diễn ra đại hội đầu tiên của đảng bộ huyện Quảng Xương; đồng chí Lê Quang Liệu được bầu giữ chức Bí thư huyện ủy. Đảng bộ huyện Quảng Xương khong ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc; góp phần cùng cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; vững bước đi lên trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà lưu niệm Hòa Chúng được xây dựng trên nền nhà cũ của đồng chí Lê Quang Liệu, ở làng Hòa Chúng, xã Quảng Thọ. Đây là điểm đến, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Tự hào là vùng quê giàu truyền thống cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hôm nay, cán bộ và nhân dân phường Quảng Thọ luôn phát huy truyền thống tốt đẹp đó và tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.

7. Chùa Liên Hoa

z5871284390992_e9da9fcced5aec85a01fc211ed54edc0.jpg
Chùa Liên Hoa có diện tích 721m2, thuộc tổ dân phố Văn Phú, phường Quảng Thọ. Chùa Liên Hoa là một trong số ít những ngôi chùa ở Thanh Hóa còn giữ lại được những giá trị văn hóa Việt thuần túy, đặc trung của một miền quê, đậm đà bản sắc dân tộc với hình ảnh “Cây đa, giếng nước, sân chùa”, hình ảnh đó đã bám sâu gốc rễ trong tâm thức bao thế hệ người Quảng Thọ.
Theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, chùa Liên Hoa có nhiều tên gọi khác nhau. Trước kia chùa có tên gọi là Chùa Tranh, sau đó chùa được gọi theo tên làng là Chùa làng Dịch, đến cuối thế kỷ 19 thì mới có tên gọi chính thức là Liên Hoa Tự. Đầu thế kỷ 20, chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, Tam quan chùa với gác chuông như một hoa sen vươn cao giữa làng quê. Nhưng do những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngồi chùa đã bị hư hỏng theo năm tháng
Từ năm 2005 – 2011, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhân dân cùng con cháu làm ăn xa đã phát tâm công đức, góp công, góp của xây dựng lại chính điện trong khuôn viên để thờ Phật. Nhiều gia đình đã công đức tạc tượng, sắm pháp khí, chuông, mõ, bàn thờ, đồ thờ, bát hương, lư hương, hạc đồng, câu đối…và nhiều đồ thờ khác của chùa trước kia bị thất lạc, lưu tán trong dân, dần dần được gom góp trở lại. Đặc biệt là xây dựng thêm một số công trình phụ trợ khác tạo điều kiện cho chùa mỗi ngày một khang trang, sạch sẽ, tôn nghiêm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Được sự thống nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND thành phố Sầm Sơn, sự ủng hộ của UBND phường Quảng Thọ. Ngày 02/02/2017 Thường trực Ban trị sự giáo hội phật giáo Thanh Hóa đã có quyết định số 19/QĐ-BTSPG về việc bổ nhiệm Sư cô Thích Nữ Huệ An, hiện đang tu học tại Ban trị sự GHPG thành phố Sầm Sơn về trụ trì chủa Liên Hoa theo đúng pháp luật.
Chùa là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, chùa Liên Hoa có ý nghĩa rất lớn, sự tồn tại của chùa không chỉ là nhu cầu thiết thực về văn hóa tinh thần của nhân dân mà về mặt tâm linh, phong thủy, ngôi chùa còn là sự kế thừa linh khí, lá bùa thiêng chấn giữ huyệt đạo cho sự phát triển bền vững của phường Quảng Thọ.
Việc cập nhật thông tin, giới thiệu về các di tích nhằm đẩy mạnh quảng bá du lịch văn hóa, giới thiệu di tích lịch sử văn hóa cũng như phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn phường Quảng Thọ.

Nguồn: Ban biên tập phường Quảng Thọ.

Di tích và Danh lam, thắng cảnh trên địa bàn phường Quảng Thọ

Đăng lúc: 27/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Di tích và Danh lam, thắng cảnh trên địa bàn phường Quảng Thọ

Phường Quảng Thọ có 07 di tích trong đó có 04 di tích được công nhận di tích cấp Tỉnh, bao gồm:
1. Nghè Đệ Tứ

z5880574956307_dc67ed5f27431c7ce3b8cce10797c957.jpg
Nghè có diện tích 460m2 thuộc tổ dân phố Đồn Trại, phường Quảng Thọ. Căn cứ vào sắc phong và tài liệu còn lưu giữ được cùng những thần tích và những câu chuyện dân gian truyền tụng lại, Nghè là nơi thờ tự con trai của Lê Lương, do lập nhiều công lao đã được hoàng đế Lê Đại Hành phong tước Vệ Đại tướng quân. Khi mất, ngài được tôn phong Đại vương thượng đẳng tôn thần, nhân dân tôn ngài làm thành hoàng làng và thờ tại Nghè. Nghè Đệ Tứ xưa kia gồm có tiền đường 5 gian 2 chái, hậu cung 3 gian; tại Nghè còn lưu giữ 2 sắc phong có giá trị.
Từ Trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng tây 200m gần ngã ba làng rẽ trái, đi thẳng 100m là đến Nghè Đệ Tứ.

Năm 2007, Nghè Đệ Tứ được đầu tư tôn tạo lại gồm: cổng, sân, nhà sắp lễ, nghè. Nghè Đệ Tứ cùng với làng Hòa Chúng là địa điểm di tích lịch sử cách mạng - cái nôi cách mạng của huyện Quảng Xương trong những năm chuẩn bị và tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Đây cũng là nơi chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại: thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ huyện Quảng Xương (ngày 26/2/1946).

Nghè là di tích lịch sử cách mạng, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 30/12/1999 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 15/01 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên.
3. Nghè Đài Trúc

z5871284408127_4f921f52e9fefd9da13bb99d493c5af6.jpg
Nghè Đài Trúc có diện tích 2002m2thuộc tổ dân phố Đài Trúc, phường Quảng Thọ. Nghè thờ Nhị vị tôn thần là Thiên cương thượng đẳng thần và Thiên cáo thượng đẳng thần. Thần phả ghi lại cả hai vị thần đều có công bảo vệ vua Lê Lợi khi về vùng này liên kết với các hào trưởng để khởi nghĩa.
Nghè nằm ngay đầu làng hướng Nam của Đài Trúc. Từ thành phố Thanh Hóa đi theo đường QL 47 đi Sầm Sơn, đến cây số 13 theo đường bê tông liên hương khoảng 300m theo hướng Bắc là đến Nghè. Du khách từ khu du lịch biển Sầm Sơn qua cầu Bình Hòa, đến cột km số 4 Sầm Sơn, rẽ vào dâng hương Nghè sẽ có thêm một cuộc du lịch để tìm hiểu lịch sử vùng quê.
Nghè Đài Trúc có từ xa xưa, ít nhất từ thế kỷ XV gắn liền với huyền tích hai vị thần hiển ứng phù trợ bảo vệ Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Toàn bộ khuôn viên Nghè được phục hồi theo kiểu nhà cấp 4, xung quanh Nghè là hồ ao và cánh đồng. Sân nghè được lát gạch bát, xung quanh sân được trang trí bằng các chậu cây cảnh. Trung đường và hậu cung xây dựng theo kiểu nhà cấp 4. Dấu tích kiến trúc cổ trong di tích hiện còn: đá lăn giai lát hè, đá bó nền – hè, đá tảng, cột hiên đá. Đồ thờ còn có: lư hương đá cổ, bát hương sử cổ, sắc phong, hòm đựng thần phả, đìa rượu cổ, chân nến.
Nghè là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 03/02 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên. Nghè được phục dựng lại năm 2018.
3. Nghè Văn Phú

z5871284403158_9594e98835a4b70dcfe2474530499259.jpg
Nghè Văn Phú có diện tích 1076m2 thuộc tổ dân phố Văn Phú, phường Quảng Thọ. Đến thăm Nghè Văn Phú từ thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn đến km số 13 theo cổng làng về hướng Nam, cách 200m là đến Nghè Văn Phú. Nghè Văn Phú xưa có tên gọi là Nghè Đệ Tam thờ Hương Lô Gạch linh, cuối thế kỷ XIX do loạn lạc, các Nghè trong làng bị phá nên chuyển các vị thần trong làng gồm: Thiên trụ linh ứng tôn thần, Lê công Phúc Hiển tôn thần, Linh nghị Hiển Tráp linh ững tôn thần về một Nghè cùng thờ, vì vậy có tên là Nghè Văn Phú.
Hiện nay Nghè Văn Phú thờ 4 vị thần:

Chính trực Long Tuấn Thiên trụ chi thần: là người có công giúp dân xây dựng quê hương và phù trợ Lý Thái tổ chống quân Minh.

Linh Nghị Hiển trách tôn thần: là người xây dựng quê hương, phụ trợ cho nhân dân sinh cơ thịnh vượng.

Hương Lô Gạch linh tôn thần: thần là quan chức coi việc nung gạch để xây dựng Thành Nhà Hồ.

Tiên hiền Thanh Quang khổng chương Lê Công Phúc Hiển chi thần: là người có công xây dựng làng Văn Phú.
Nghè có các công trình: cổng nghè, sân nghè, Bệ thờ Lộ thiên, nhà trung đường, hậu cung. Nghè còn lưu giữ lại được 14 đạo sắc phong của các triều đại trước và cổ vật quý hiếm như: các tảng đá hoa sen, đá bó nền…
Nghè là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 04/8/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 10/02 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên.

4. Nghè Thánh cả

z5871284388138_ab9cb830f54118289225d0435911163b.jpg
Nghè Thánh Cả có diện tích 320m2 thuộc tổ dân phố Khang Thái, phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn là tên nôm na mà dân làng quen gọi cho vị thần lớn nhất trong làng. Ngoài ra nhân dân còn gọi là Nghè Thượng, Nghè Đệ Nhất để phân biệt với các vị thần được dân làng thờ; nhưng tên gọi Nghè Thánh Cả vẫn được nhân dân địa phương quen dùng hơn cả. Vị thần chủ được thờ ở Nghè là Đế Thích Diêm La Thượng Đẳng Thần và Vân Vũ tôn thần. Đây là những vị thần có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương, là người bảo hộ cho nhân dân được bình yên, được tôn làm thành hoàng của làng.
Từ Trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng tây 200m gặp ngã ba làng rẽ phải, đi thẳng 500m là đến Nghè Thánh Cả.
Nghè là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay Lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 15/01 âm lịch hàng năm (lễ cầu phúc). Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong TDP, trong phường vẫn đến Nghè thắp hương cầu sức khỏe, bình yên.
Nghè được phục dựng lại năm 2015 gồm: cổng, sân, nhà sắp lễ, nghè. Nghè được cấu trúc theo kiểu chữ Đinh (J) gồm Tiền đường và Hậu cung được tọa lạc theo hướng Nam. Các hiện vật còn lưu giữ lại như: chân tảng, đá lan giai…được nhân dân sưu tầm và bảo quản tại di tích là những tư liệu quý có giá trị lịch sử quan trọng.
5. Nghè Đệ Tam:

z5871284418595_fcbd4f4373b729cd6599ad8122ac4c82.jpg
Nghè có diện tích 2591m2 thuộc tổ dân phố Hưng Thông, phường Quảng Thọ. Nơi đây thờ quan lớn Đệ Tam là con trai thứ ba của Vua cha Bát Hải Động Đình là người rất được vua cha yêu quý, có tài danh được thờ phụng ở khắp nơi và quê hương Quảng Thọ liên quan vùng đất cổ nơi người Việt cổ sinh sống nên không thể thiếu nơi thờ Quan lớn Đệ Tam, ở nghè Đệ Tam theo phong tục dân gian.
Ngày 29/04/2023 tức là ngày 10/03 Quý Mão sau một thời gian chuẩn bị MTTQ – Hội NCT và Nhân dân trong phường cùng những người hảo tâm ở các địa phương ủng hộ kinh phí khởi công xây dựng tôn tạo lại nghè Đệ Tam trên khu đất nghè cũ để nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương theo tín ngưỡng dân gian, một nét đẹp truyền thống của quê hương Quảng Thọ. Vùng đất địa linh nhân kiệt – cái nôi cách mạng của huyện Quảng Xương, là phường anh hùng của thành phố Sầm Sơn anh hùng.
Theo địa chí văn hoá phường Quảng Thọ xuất bản năm 2000 của nhà xuất bản Thanh Hoá, do các vị lãnh đạo và trên cơ sở tư liệu được lưu giữ vẫn còn 17 đạo sắc phong. Tróng đó có 4 đạo sắc phong liên quan đến nghè Đệ Tam.
Nghè đã hoàn thành các hạng mục công trình gồm: Hậu cung, Trung đường, sân Nghè kiên cố bằng vật liệu bê tông cốt thép mái gắn ngói, lắp đặt long ngai, cuốn thư, câu đối, đại tự làm tăng vẽ đẹp cổ kính truyền thống của Nghè.

Nơi đây thờ vị thần Quan Lớn Đệ Tam phối thờ với Hội đồng cá quan theo phong tục tín ngưỡng của người Việt mà các triều đại phong kiến vẫn còn sắc phong “sự linh thiêng của vị thần bảo vệ cho người dân”. Đây là nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị, văn hoá, các di tích của quê hương để đời sống văn hoá tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.
6. Nhà lưu niệm (nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Quảng Xương)

z5871284398667_5a5959c35221ac48017e57e1750be515.jpg
Nhà lưu niệm có diện tích 496m2là di tích lịch sử cách mạng tại tổ dân phố Khang Thái, phường Quảng Thọ. Năm 2012 khánh thành nhà lưu niệm Hòa Chúng - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ huyện Quảng Xương ngày nay.Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng Tây 200m gặp ngã ba làng rẽ phải, đi thẳng 50m là đến nhà lưu niệm.
Cách đây 66 năm, ngày 26/02/1946, tại nhà đồng chí Lê Quang Liệu ở làng Hòa Chúng. Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa kết nạp ba cán bộ Việt Minh gồm: Lê Quang Liệu, Vũ Thanh Long, Hà Văn Tuyên vào Đảng đồng thời thành lập chi bộ đảng đầu tiên ở huyện Quảng Xương. Cũng tại làng Hòa Chúng, cuối tháng 12/1947, diễn ra đại hội đầu tiên của đảng bộ huyện Quảng Xương; đồng chí Lê Quang Liệu được bầu giữ chức Bí thư huyện ủy. Đảng bộ huyện Quảng Xương khong ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc; góp phần cùng cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; vững bước đi lên trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà lưu niệm Hòa Chúng được xây dựng trên nền nhà cũ của đồng chí Lê Quang Liệu, ở làng Hòa Chúng, xã Quảng Thọ. Đây là điểm đến, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Tự hào là vùng quê giàu truyền thống cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hôm nay, cán bộ và nhân dân phường Quảng Thọ luôn phát huy truyền thống tốt đẹp đó và tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.

7. Chùa Liên Hoa

z5871284390992_e9da9fcced5aec85a01fc211ed54edc0.jpg
Chùa Liên Hoa có diện tích 721m2, thuộc tổ dân phố Văn Phú, phường Quảng Thọ. Chùa Liên Hoa là một trong số ít những ngôi chùa ở Thanh Hóa còn giữ lại được những giá trị văn hóa Việt thuần túy, đặc trung của một miền quê, đậm đà bản sắc dân tộc với hình ảnh “Cây đa, giếng nước, sân chùa”, hình ảnh đó đã bám sâu gốc rễ trong tâm thức bao thế hệ người Quảng Thọ.
Theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, chùa Liên Hoa có nhiều tên gọi khác nhau. Trước kia chùa có tên gọi là Chùa Tranh, sau đó chùa được gọi theo tên làng là Chùa làng Dịch, đến cuối thế kỷ 19 thì mới có tên gọi chính thức là Liên Hoa Tự. Đầu thế kỷ 20, chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, Tam quan chùa với gác chuông như một hoa sen vươn cao giữa làng quê. Nhưng do những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngồi chùa đã bị hư hỏng theo năm tháng
Từ năm 2005 – 2011, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhân dân cùng con cháu làm ăn xa đã phát tâm công đức, góp công, góp của xây dựng lại chính điện trong khuôn viên để thờ Phật. Nhiều gia đình đã công đức tạc tượng, sắm pháp khí, chuông, mõ, bàn thờ, đồ thờ, bát hương, lư hương, hạc đồng, câu đối…và nhiều đồ thờ khác của chùa trước kia bị thất lạc, lưu tán trong dân, dần dần được gom góp trở lại. Đặc biệt là xây dựng thêm một số công trình phụ trợ khác tạo điều kiện cho chùa mỗi ngày một khang trang, sạch sẽ, tôn nghiêm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Được sự thống nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND thành phố Sầm Sơn, sự ủng hộ của UBND phường Quảng Thọ. Ngày 02/02/2017 Thường trực Ban trị sự giáo hội phật giáo Thanh Hóa đã có quyết định số 19/QĐ-BTSPG về việc bổ nhiệm Sư cô Thích Nữ Huệ An, hiện đang tu học tại Ban trị sự GHPG thành phố Sầm Sơn về trụ trì chủa Liên Hoa theo đúng pháp luật.
Chùa là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, chùa Liên Hoa có ý nghĩa rất lớn, sự tồn tại của chùa không chỉ là nhu cầu thiết thực về văn hóa tinh thần của nhân dân mà về mặt tâm linh, phong thủy, ngôi chùa còn là sự kế thừa linh khí, lá bùa thiêng chấn giữ huyệt đạo cho sự phát triển bền vững của phường Quảng Thọ.
Việc cập nhật thông tin, giới thiệu về các di tích nhằm đẩy mạnh quảng bá du lịch văn hóa, giới thiệu di tích lịch sử văn hóa cũng như phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn phường Quảng Thọ.

Nguồn: Ban biên tập phường Quảng Thọ.