Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
71498

Giới thiệu di tích Nghè Đệ Tam, phường Quảng Thọ

Ngày 03/01/2025 00:00:00

Giới thiệu di tích Nghè Đệ Tam, phường Quảng Thọ

Nghè Đệ Tam ở TDP Hưng Thông theo truyền thuyết và lịch sử để lại đã có từ xa xưa hàng ngàn năm.

z6193268786666_a3708155cddf7c9ae7b406ac486a71d3.jpg

Với truyền thống và phong tục tiến ngưỡng dân gian Việt Nam tương ứng còn có các di tích ở Quảng Thọ là nghè Thánh Cả (Thờ Thiên Thần) nghè Đệ Tứ (Thờ Nhân Thần là Tướng Lê Lương Một danh tướng tài giỏi thời vua Đinh, vua Lê cách đây hơn 1 nghìn năm) nghè Văn Phú ( Thờ Thần Thổ Địa) nghè Đài Trúc (Thờ Phật Địa Mẫu và hội đồng Tiên Mẫu) chùa Liên Hoa (Thờ Tam bảo Phật).

Truyền thuyết quan lớn Đệ Tam từ thời Vua Hùng và được thờ chính ở Đền Lảnh Giang (Hà Nam) và đền Xích Đằng (Hưng Yên) và các đền ở Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Hoá… nhiều nơi phụng Thờ quan lớn.

Quan lớn Đệ Tam là con trai thứ ba của Vua cha Bát Hải Động Đình là người rất được vua cha yêu quý, có tài danh được thờ phụng ở khắp nơi và quê hương Quảng Thọ liên quan vùng đất cổ nơi người Việt cổ sinh sống nên không thể thiếu nơi thờ Quan lớn Đệ Tam, ở nghè Đệ Tam theo phong tục dân gian.

Mặc dù nghè bị phá bỏ nhưng nhân dân vẫn luôn ghi nhớ và đất của nghè vẫn được chính quyền và nhân dân để nguyên với diện tích là2590m2nhiều năm qua nhân dân mong muốn được phục dựng lại nghè nhưng là di tích chưa được công nhân, ngân sách nhà nước không dược chi cho xây dựng, bà con nhân dân còn nhiều khó khăn nên nghè vẫn là khu đất linh thiêng không có mấy ai đến dâng hương.

Năm 2007 anh Lê Văn Long đã chủ động tự bỏ kinh phí tự dựng lớp mái tôn và lập bàn thờ để tưởng nhớ đến Quan lớn Đệ Tam các vị thần cũng như tổ tiên người việt cổ.

Ngày 29/04/2023 tức là ngày 10/03 Quý Mão sau một thời gian chuẩn bị MTTQ – Hội NCT và Nhân dân trong phường cùng những người hảo tâm ở các địa phương ủng hộ kinh phí khởi công xây dựng tôn tạo lại nghè Đệ Tam trên khu đất nghè cũ để nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương theo tín ngưỡng dân gian, một nét đẹo truyền thống của quê hương Quảng Thọ. Vùng đất địa linh nhân kiệt – cái nôi cách mạng của huyện Quảng Xương, là phường anh hùng của thành phố Sầm Sơn anh hùng.Phục dựng tôn tạo và phát huy giá trị của di tích là hoạt động văn hoá tâm linh của người Việt theo tiến ngưỡng thời Phật – Thánh – Thần và thờ Mẫu

Theo địa chí văn hoá phường Quảng Thọ xuất bản năm 2000 của nhà xuất bản Thanh Hoá, do các vị lãnh đạo và trên cơ sở tư liệu được lưu giữ vẫn còn 17 đạo sắc phong. Tróng đó có 4 đạo sắc phong liên quan đến nghè Đệ Tam được dịch nghĩa là.

1. Sắc cho vị Thần CHÍNH TRỰC LONG TUẤN có công phug hộ quốc gia bảo vệ che chở cho dân lễ cầu rất linh nghiệm nhận xét thấy sự linh thiêng của vị thần nên phong lăng thêm duệ hiệu “Chính trực long ứng tinh điện” giao cho thôn dịnh xã điền yên huyện Quảng Xương cứ theo lệ cũ Thờ phụng để mong cầu sự bảo vệ che chở của vị Thần.

Nay Sắc.

Ngày 14/9 Thiên trị năm thứ 6 (1846)

2. Sắc cho thôn Dịch xã Điều Yên huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá cứ theo lệ cũ phụng sự vị Thần “ Chính trực Long Tuấn” tỉnh diện thuần chính thiên. Nay ban cấp kỳ nhật thờ phụng năm Tự Đức thứ 31 nhà vua làm lễ mừng Thọ lần thứ 50 ra ân phong thêm cho vị Thần “ Dực Bảo Trung Hưng” từ nay cứ theo lệ cũ thờ phụng theo sự quy định của nhà nước.

Nay sắc.

Ngày 21 tháng giêng Tự Đức năm thứ 31 (1880)

3. Sắc thôm Hoà Chúng, tổng cung Thượng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá thờ phụng vị thần có duệ hiệu “ Hữu Bật Tuấn Liệt” vị Thần rất linh thiêng nên gia phong từ Kim lịch Thừa. Vị Thần trước phong “ Dục bảo trung hưng linh phù chi Thần” nay cứ theo lệ cũ Thờ phụng mong cầu sự che chở bảo vệ nhân dân.

Nay sắc

Ngày 25 tháng 2 Thành Thái thứ16 (1904)

4. Sắc thêm Hoà Chúng, tổng cung thượng huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá thờ phụng vị thần “Hữu Bật Tuấn Liệt” Thần có công phù hộ quốc gia, bảo vệ che chở cho nhân dân xưa nay rất linh thiêng. Nay xét công trạng và sự linh thiêng của vị thần phong sắc “Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng ” từ nay nhân dân cứ theo lệ cũ phụng thờ mong sự bảo vệ che chở của thần.

Nay sắc

Ngày 27/7 Bảo Đại năm thứ 5 (1930)

Di tích lịch sử và các sắc phong thời phong kiến là chứng tích ghi nhận vùng đất Quảng Thọ “ Địa linh nhân kiệt”chỉ những nhân tri kiệt xuất giúp vua, những tài năng xuất chúng, những người có công khai lập nên vùng đất, những sự việc hiện tượng tạo nên niềm tin Thiêng liêng trong cộng đồng dân cư mới được nhân dân lập đền, nghè thờ phụng ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân.

Bằng sự quan tâm của UBND thành phố Sầm Sơn chỉ đạo của phòng VHTT – phòng TNMT và phòng QLĐT. Thông nhất chủ trương của Đảng Uỷ-HĐND-UBND-MTTQ tuyên truyền vận động được đông đảo nhân dân trên địa bàn phường đặc biệt là nhân dân TDP Hưng Thông cũng như người dân có hảo tâm ủng hộ phục dựng di tích nghè Đệ Tam đến nay đã hoàn thành cơ bản nơi thờ tự. Còn khuôn viên, đường và các hạng mục khác sẽ tiếp tục được tôn tạo để trở thành nơi hoạt động văn hoá tâm linh theo tín ngưỡng của nhân dân. Đãhoàn thành các hạng mục công trình gồm. Hậu cung, Trung đường, sân nghè kiên cố bằng vật liệu bê tông cốt thép mái gắn ngói, lắp đặt long ngai, cuốn thư, câu đối, đại tự làm tăng vẽ đẹp cổ kính truyền thống của nghè.

Giới thiệu di tích Nghè Đệ Tam, phường Quảng Thọ

Đăng lúc: 03/01/2025 00:00:00 (GMT+7)

Giới thiệu di tích Nghè Đệ Tam, phường Quảng Thọ

Nghè Đệ Tam ở TDP Hưng Thông theo truyền thuyết và lịch sử để lại đã có từ xa xưa hàng ngàn năm.

z6193268786666_a3708155cddf7c9ae7b406ac486a71d3.jpg

Với truyền thống và phong tục tiến ngưỡng dân gian Việt Nam tương ứng còn có các di tích ở Quảng Thọ là nghè Thánh Cả (Thờ Thiên Thần) nghè Đệ Tứ (Thờ Nhân Thần là Tướng Lê Lương Một danh tướng tài giỏi thời vua Đinh, vua Lê cách đây hơn 1 nghìn năm) nghè Văn Phú ( Thờ Thần Thổ Địa) nghè Đài Trúc (Thờ Phật Địa Mẫu và hội đồng Tiên Mẫu) chùa Liên Hoa (Thờ Tam bảo Phật).

Truyền thuyết quan lớn Đệ Tam từ thời Vua Hùng và được thờ chính ở Đền Lảnh Giang (Hà Nam) và đền Xích Đằng (Hưng Yên) và các đền ở Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Hoá… nhiều nơi phụng Thờ quan lớn.

Quan lớn Đệ Tam là con trai thứ ba của Vua cha Bát Hải Động Đình là người rất được vua cha yêu quý, có tài danh được thờ phụng ở khắp nơi và quê hương Quảng Thọ liên quan vùng đất cổ nơi người Việt cổ sinh sống nên không thể thiếu nơi thờ Quan lớn Đệ Tam, ở nghè Đệ Tam theo phong tục dân gian.

Mặc dù nghè bị phá bỏ nhưng nhân dân vẫn luôn ghi nhớ và đất của nghè vẫn được chính quyền và nhân dân để nguyên với diện tích là2590m2nhiều năm qua nhân dân mong muốn được phục dựng lại nghè nhưng là di tích chưa được công nhân, ngân sách nhà nước không dược chi cho xây dựng, bà con nhân dân còn nhiều khó khăn nên nghè vẫn là khu đất linh thiêng không có mấy ai đến dâng hương.

Năm 2007 anh Lê Văn Long đã chủ động tự bỏ kinh phí tự dựng lớp mái tôn và lập bàn thờ để tưởng nhớ đến Quan lớn Đệ Tam các vị thần cũng như tổ tiên người việt cổ.

Ngày 29/04/2023 tức là ngày 10/03 Quý Mão sau một thời gian chuẩn bị MTTQ – Hội NCT và Nhân dân trong phường cùng những người hảo tâm ở các địa phương ủng hộ kinh phí khởi công xây dựng tôn tạo lại nghè Đệ Tam trên khu đất nghè cũ để nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương theo tín ngưỡng dân gian, một nét đẹo truyền thống của quê hương Quảng Thọ. Vùng đất địa linh nhân kiệt – cái nôi cách mạng của huyện Quảng Xương, là phường anh hùng của thành phố Sầm Sơn anh hùng.Phục dựng tôn tạo và phát huy giá trị của di tích là hoạt động văn hoá tâm linh của người Việt theo tiến ngưỡng thời Phật – Thánh – Thần và thờ Mẫu

Theo địa chí văn hoá phường Quảng Thọ xuất bản năm 2000 của nhà xuất bản Thanh Hoá, do các vị lãnh đạo và trên cơ sở tư liệu được lưu giữ vẫn còn 17 đạo sắc phong. Tróng đó có 4 đạo sắc phong liên quan đến nghè Đệ Tam được dịch nghĩa là.

1. Sắc cho vị Thần CHÍNH TRỰC LONG TUẤN có công phug hộ quốc gia bảo vệ che chở cho dân lễ cầu rất linh nghiệm nhận xét thấy sự linh thiêng của vị thần nên phong lăng thêm duệ hiệu “Chính trực long ứng tinh điện” giao cho thôn dịnh xã điền yên huyện Quảng Xương cứ theo lệ cũ Thờ phụng để mong cầu sự bảo vệ che chở của vị Thần.

Nay Sắc.

Ngày 14/9 Thiên trị năm thứ 6 (1846)

2. Sắc cho thôn Dịch xã Điều Yên huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá cứ theo lệ cũ phụng sự vị Thần “ Chính trực Long Tuấn” tỉnh diện thuần chính thiên. Nay ban cấp kỳ nhật thờ phụng năm Tự Đức thứ 31 nhà vua làm lễ mừng Thọ lần thứ 50 ra ân phong thêm cho vị Thần “ Dực Bảo Trung Hưng” từ nay cứ theo lệ cũ thờ phụng theo sự quy định của nhà nước.

Nay sắc.

Ngày 21 tháng giêng Tự Đức năm thứ 31 (1880)

3. Sắc thôm Hoà Chúng, tổng cung Thượng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá thờ phụng vị thần có duệ hiệu “ Hữu Bật Tuấn Liệt” vị Thần rất linh thiêng nên gia phong từ Kim lịch Thừa. Vị Thần trước phong “ Dục bảo trung hưng linh phù chi Thần” nay cứ theo lệ cũ Thờ phụng mong cầu sự che chở bảo vệ nhân dân.

Nay sắc

Ngày 25 tháng 2 Thành Thái thứ16 (1904)

4. Sắc thêm Hoà Chúng, tổng cung thượng huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá thờ phụng vị thần “Hữu Bật Tuấn Liệt” Thần có công phù hộ quốc gia, bảo vệ che chở cho nhân dân xưa nay rất linh thiêng. Nay xét công trạng và sự linh thiêng của vị thần phong sắc “Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng ” từ nay nhân dân cứ theo lệ cũ phụng thờ mong sự bảo vệ che chở của thần.

Nay sắc

Ngày 27/7 Bảo Đại năm thứ 5 (1930)

Di tích lịch sử và các sắc phong thời phong kiến là chứng tích ghi nhận vùng đất Quảng Thọ “ Địa linh nhân kiệt”chỉ những nhân tri kiệt xuất giúp vua, những tài năng xuất chúng, những người có công khai lập nên vùng đất, những sự việc hiện tượng tạo nên niềm tin Thiêng liêng trong cộng đồng dân cư mới được nhân dân lập đền, nghè thờ phụng ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân.

Bằng sự quan tâm của UBND thành phố Sầm Sơn chỉ đạo của phòng VHTT – phòng TNMT và phòng QLĐT. Thông nhất chủ trương của Đảng Uỷ-HĐND-UBND-MTTQ tuyên truyền vận động được đông đảo nhân dân trên địa bàn phường đặc biệt là nhân dân TDP Hưng Thông cũng như người dân có hảo tâm ủng hộ phục dựng di tích nghè Đệ Tam đến nay đã hoàn thành cơ bản nơi thờ tự. Còn khuôn viên, đường và các hạng mục khác sẽ tiếp tục được tôn tạo để trở thành nơi hoạt động văn hoá tâm linh theo tín ngưỡng của nhân dân. Đãhoàn thành các hạng mục công trình gồm. Hậu cung, Trung đường, sân nghè kiên cố bằng vật liệu bê tông cốt thép mái gắn ngói, lắp đặt long ngai, cuốn thư, câu đối, đại tự làm tăng vẽ đẹp cổ kính truyền thống của nghè.

KẾT QUẢ GIẢ QUYẾT TTHC