Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
71498

Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa Nghè Thọ Đài

Ngày 30/12/2024 00:00:00

Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa Nghè Thọ Đài

Di tích lịch sử văn hóa Nghè Thọ Đài nằm tại thôn Thọ Đài, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương. Nay thuộc tổ dân phố Đài Trúc, phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) làng được đặt tên là Thọ Đài thuộc xã Điều Yên, tổng Cung Thượng, xã Quảng Thọ gồm 3 làng: Hòa Chúng, Thọ Đài, Văn Phú là đơn vị hành chính được lập từ năm 1954 đến nay.

z6179491575615_32d68633d02a0cf05acc2f39bd8bfe45.jpg

Vùng đất Quảng Thọ nói chung và Thọ Đài nói riêng vốn là vùng đất cổ. Tại cồn Bồ Hòn (Thọ Đài) còn dấu tích nền văn hóa (năm 1927 người Pháp đã khai quật). Chiếc trống đồng mang ký hiệu 21-QXAVI tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam là chiếc trống đào được tại cồn Mả Trỏi, xóm Thông, xã Quảng Thọ.

Nghè Thọ Đài thờ Nhị vị Tôn Thần là Thiên cương Thượng đẳng thần và Thiên cáo Thượng đẳng thần. Thần phả ghi lại cả hai vị thần đều có công bảo vệ nhà vua Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.Nghè Thọ Đài nằm trên cồn đất cao ráo thoáng mát ngay đầu làng hướng nam của Thọ Đài.

Từ thành phố Thanh Hóa đi theo đường 47 đi Sầm Sơn, đến cây số 13 theo đường bê tông liên hương khoảng 300m, theo hướng Bắc là đến Nghè Thọ Đài.

Nghè Thọ Đài có từ thời xa xưa, ít nhất cũng có từ thế kỷ XV, Nghè xưa kia có quy mô rất lớn, cho đến năm 1965 – 1968 Nghè bị bom Mỹ, đại bác từ hạm đội ngoài biển bắn vào mới bị sụp đổ, những vật liệu kiến trúc cổ như cột hiên, ngạch sửa, đá lăn giai, đá nó nền, chân tảng…chất liệu bằng đá còn sót lại đủ để minh chứng nghè Thọ đài xưa kia khá lớn. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, Nghè xưa kia có 5 gian trung đường, 2 gian hậu cung kết cấu kiểu chữ đinh (J) toàn bằng gỗ lim, Nghè được chạm trổ công phu. Trong Nghè rất nhiều đồ thờ, có kiệu bát cống và có tới hơn một chục đạo sắc phong…Do bom đạn bắn cháy, số di vật trên chỉ còn lại chút ít.

Tại Nghè Thọ Đài còn lưu giữ Đạo sắc phong năm Thiệu Trị Lục Niên (1846) có nội dung sau:

Sắc: Chính trực long Tuấn Thiên Cáo chi thần Hộ quốc tỷ dân niệm trước linh ứng, tứ kim phi ưng trẫm mạnh diệu niệm thần lâm khả dạ tảng chính trực long tuấn trực mạc chi thần nhưng chuẩn Quảng Xương huyện Điều Yên xã Đài thôn hoài lam phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân khiêm tai.

Thiệu Trị lục niên cửu nguyệt thập tứ nhật

Tạm dịch: Thần chính trực long tuấn thiên cáo chi thần có công hộ quốc phù hộ cho dân rất linh ứng, nay nhà vua ban sắc phong cho thôn Đài, xã Điều Yên, huyện Quảng Xương được phụng sự thần để hướng ứng sự phù hộ cho dân, hãy vâng theo sắc phong.

(Ngày 14 tháng 9 năm 1846)

Như vậy Thần Thiên cáo là vị thần có công phù trợ cho nhân dân Thọ Đài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương theo tiến trình các giai đoạn lịch sử.

Trong Ngọc Phả Nghè Thọ Đài còn ghi lại đạo sắc năm Khải Định Cửu Niên (1922) có nội dung sau:

Phiên âm: Sắc Thanh Hóa tỉnh, Quảng Xương huyện, Cung Thượng tổng, Bình Yên xã, Thọ Đài thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng linh phù thuần chính linh toại thúy mộc dực bảo trung hưng linh cóc hiến Thiên Cương thượng đẳng thần hộ quốc tỷ dân niệm tước linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự Tứ kiên chính trực, trẫm tứ tuần Đại Khánh tiết kinh ban thực chiếu thiện nhân lễ long đăng phù đặc chuẩn hứa hoài lam phụng sựu Duy chí quốc khánh nhi tự điển khâm tai.

Khải Định Cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật

Tạm dịch nghĩa: nay sắc cho Nghè Thọ Đài ở xã Bình Yên, tổng Cung Thượng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thsnh Hóa theo lệ trước được thờ thần Thiên Cương thượng đẳng thần vì thần có công hộ quốc giúp dân từ trước đến nay rất linh ứng, nay nhà vua làm Quốc lễ tứ tuần Đại khánh nên ban sắc này, hãy vâng theo sắc phong.

(Ngày 25 tháng 7 năm 1922)

Tổng diện tích của Nghè là 2.037m2. Khu vực I là 600m2.

Dấu tích kiến trúc cổ trong di tích hiện còn: đá lăn giai lát hè, đá bó nền + hè, đá tảng, cột hiên đá. Do bị bom đạn tàn phá nên những đồ thờ cổ trong Nghè Thọ Đài còn tương đối ít, chủ yếu là các đồ thờ mới do dân làng mới cung tiến. Các hiện vật cổ còn lại: lư hương đá cổ, bát hương sử cổ, lư hương đồng cổ, hộp sắc, sắc phong, hòm đựng thần phả, đài rượu cổ, chân nến.

Nghè là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương, cũng là nơi chứng kiến những sự kiện của từng giai đoạn lịch sử ở địa phương. Vào ngày 10/02 âm lịch hàng năm đều tổ chức lễ cầu phúc tại Nghè, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe cầu bình an cho nhân dân trong làng.

Được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 25/12/2007.

Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa Nghè Thọ Đài

Đăng lúc: 30/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa Nghè Thọ Đài

Di tích lịch sử văn hóa Nghè Thọ Đài nằm tại thôn Thọ Đài, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương. Nay thuộc tổ dân phố Đài Trúc, phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) làng được đặt tên là Thọ Đài thuộc xã Điều Yên, tổng Cung Thượng, xã Quảng Thọ gồm 3 làng: Hòa Chúng, Thọ Đài, Văn Phú là đơn vị hành chính được lập từ năm 1954 đến nay.

z6179491575615_32d68633d02a0cf05acc2f39bd8bfe45.jpg

Vùng đất Quảng Thọ nói chung và Thọ Đài nói riêng vốn là vùng đất cổ. Tại cồn Bồ Hòn (Thọ Đài) còn dấu tích nền văn hóa (năm 1927 người Pháp đã khai quật). Chiếc trống đồng mang ký hiệu 21-QXAVI tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam là chiếc trống đào được tại cồn Mả Trỏi, xóm Thông, xã Quảng Thọ.

Nghè Thọ Đài thờ Nhị vị Tôn Thần là Thiên cương Thượng đẳng thần và Thiên cáo Thượng đẳng thần. Thần phả ghi lại cả hai vị thần đều có công bảo vệ nhà vua Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.Nghè Thọ Đài nằm trên cồn đất cao ráo thoáng mát ngay đầu làng hướng nam của Thọ Đài.

Từ thành phố Thanh Hóa đi theo đường 47 đi Sầm Sơn, đến cây số 13 theo đường bê tông liên hương khoảng 300m, theo hướng Bắc là đến Nghè Thọ Đài.

Nghè Thọ Đài có từ thời xa xưa, ít nhất cũng có từ thế kỷ XV, Nghè xưa kia có quy mô rất lớn, cho đến năm 1965 – 1968 Nghè bị bom Mỹ, đại bác từ hạm đội ngoài biển bắn vào mới bị sụp đổ, những vật liệu kiến trúc cổ như cột hiên, ngạch sửa, đá lăn giai, đá nó nền, chân tảng…chất liệu bằng đá còn sót lại đủ để minh chứng nghè Thọ đài xưa kia khá lớn. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, Nghè xưa kia có 5 gian trung đường, 2 gian hậu cung kết cấu kiểu chữ đinh (J) toàn bằng gỗ lim, Nghè được chạm trổ công phu. Trong Nghè rất nhiều đồ thờ, có kiệu bát cống và có tới hơn một chục đạo sắc phong…Do bom đạn bắn cháy, số di vật trên chỉ còn lại chút ít.

Tại Nghè Thọ Đài còn lưu giữ Đạo sắc phong năm Thiệu Trị Lục Niên (1846) có nội dung sau:

Sắc: Chính trực long Tuấn Thiên Cáo chi thần Hộ quốc tỷ dân niệm trước linh ứng, tứ kim phi ưng trẫm mạnh diệu niệm thần lâm khả dạ tảng chính trực long tuấn trực mạc chi thần nhưng chuẩn Quảng Xương huyện Điều Yên xã Đài thôn hoài lam phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân khiêm tai.

Thiệu Trị lục niên cửu nguyệt thập tứ nhật

Tạm dịch: Thần chính trực long tuấn thiên cáo chi thần có công hộ quốc phù hộ cho dân rất linh ứng, nay nhà vua ban sắc phong cho thôn Đài, xã Điều Yên, huyện Quảng Xương được phụng sự thần để hướng ứng sự phù hộ cho dân, hãy vâng theo sắc phong.

(Ngày 14 tháng 9 năm 1846)

Như vậy Thần Thiên cáo là vị thần có công phù trợ cho nhân dân Thọ Đài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương theo tiến trình các giai đoạn lịch sử.

Trong Ngọc Phả Nghè Thọ Đài còn ghi lại đạo sắc năm Khải Định Cửu Niên (1922) có nội dung sau:

Phiên âm: Sắc Thanh Hóa tỉnh, Quảng Xương huyện, Cung Thượng tổng, Bình Yên xã, Thọ Đài thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng linh phù thuần chính linh toại thúy mộc dực bảo trung hưng linh cóc hiến Thiên Cương thượng đẳng thần hộ quốc tỷ dân niệm tước linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự Tứ kiên chính trực, trẫm tứ tuần Đại Khánh tiết kinh ban thực chiếu thiện nhân lễ long đăng phù đặc chuẩn hứa hoài lam phụng sựu Duy chí quốc khánh nhi tự điển khâm tai.

Khải Định Cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật

Tạm dịch nghĩa: nay sắc cho Nghè Thọ Đài ở xã Bình Yên, tổng Cung Thượng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thsnh Hóa theo lệ trước được thờ thần Thiên Cương thượng đẳng thần vì thần có công hộ quốc giúp dân từ trước đến nay rất linh ứng, nay nhà vua làm Quốc lễ tứ tuần Đại khánh nên ban sắc này, hãy vâng theo sắc phong.

(Ngày 25 tháng 7 năm 1922)

Tổng diện tích của Nghè là 2.037m2. Khu vực I là 600m2.

Dấu tích kiến trúc cổ trong di tích hiện còn: đá lăn giai lát hè, đá bó nền + hè, đá tảng, cột hiên đá. Do bị bom đạn tàn phá nên những đồ thờ cổ trong Nghè Thọ Đài còn tương đối ít, chủ yếu là các đồ thờ mới do dân làng mới cung tiến. Các hiện vật cổ còn lại: lư hương đá cổ, bát hương sử cổ, lư hương đồng cổ, hộp sắc, sắc phong, hòm đựng thần phả, đài rượu cổ, chân nến.

Nghè là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương, cũng là nơi chứng kiến những sự kiện của từng giai đoạn lịch sử ở địa phương. Vào ngày 10/02 âm lịch hàng năm đều tổ chức lễ cầu phúc tại Nghè, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe cầu bình an cho nhân dân trong làng.

Được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 25/12/2007.

KẾT QUẢ GIẢ QUYẾT TTHC