Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
71498

Giới thiệu di tích Nghè Thánh Cả, phường Quảng Thọ

Ngày 02/01/2025 00:00:00

Giới thiệu di tích Nghè Thánh Cả, phường Quảng Thọ

Nghè Thánh Cả thuộc địa phận phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn là tên nôm mà dân làng quen gọi cho vị thần lớn nhất trong làng. Ngoài ra, nhân dân còn gọi là Nghè Thượng, Nghè Đệ Nhất để phân biệt với các vị thần được dân làng thờ. Cả ba tên gọi trên đều tồn tại trong đời sống cộng đồng của cư dân vùng này, nhưng tên gọi nghè Thánh Cả vẫn được nhân dân địa phương quen dùng hơn cả. Vị thần chủ được thờ ở Nghè là Đế Thích Diêm La Thượng đẳng thần và Vân Vũ tôn thần.

z6189784138812_39b7ee310120b15800532aeb23294763.jpg

Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng Tây 200m gặp ngã ba làng rẽ phải, đi thẳng 500m là đến nghè Thánh Cả.

Nghè Thánh Cả là nơi thờ hai vị thiên thần là Đế Thích Diêm La Thượng đẳng thần và Vân Vũ tôn thần, trong đó:

Vị thần Đế Thích Diêm La được tôn vinh là vị Thánh Cả là vị thần đầu tiên được nhân dân làng Hòa Chúng tôn thờ. Mặc dù thần có nhiều sự tích khác nhau nhưng có thể thấy trong quan niệm của nhân dân Đế Thích là một thiên thần được xây dựng trên ước vọng của nhân dân với mong muốn được thần bảo hộ, che chờ và khát khao một cuộc sống tốt đẹp.

Vị thần Vân Vũ tôn thần, tại địa phương vẫn lưu truyền truyền thuyết về thần như sau: một lần Lê Lợi về địa phương trước khi vào thôn ngài ngồi nghỉ trên bãi cát trong làng bỗng nghe có tiếng người nói bên tai “Ngài cứ yên tâm đã có tôi bảo vệ”, khi tỉnh giấc mới biết mình mơ. Nhìn lên trời thấy một đám mây còn lơ lửng trên không trung. Giữa trưa hè ngồi trên cồn cát mà vẫn thấy mát mẻ chính vì có đám mây ấy. Trong tiến trình lịch sử thần có nhiều linh ứng, được các nhà vua ban nhiều sắc phong và lệnh cho nhân dân nơi đây thờ phụng để thần bảo trợ cho nhân dân.

Hiện nay lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 15/01 âm lịch (lễ cầu phúc), đây được xem là ngày hội được diễn ra với quy mô rộng lớn, khách thập phương và nhân dân làng Hòa Chúng, các làng xã khác cũng về tham dự lễ hội với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu học hành đỗ đạt. Nghi thức tế lẽ gồm có tế Nam quan, các lễ vật cung tiến trong những ngày diễn ra lễ hội; xôi gà, thủ lợn, hoa quả… Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong làng, xã vẫn đến Nghè thắp hương cầu mong được bình yên.

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng và những dấu vết vật chất ở một số hiện vật hiện đang được lưu giữ tại di tích cho biết: Nghè Thánh Cả là một công trình thờ tự đẹp có quy mô lớn trên khu đất rộng ở trung tâm làng, các đời vua đều được ban sắc phong. Kiến trúc của Nghè gồm các công trình bề thế như: phía trước Nghè là ao sen, tiếp đến là cổng nghi môn – cột được làm bằng gỗ, vào sân có hai nhà giải vũ hai bên. Nghè chính có kiến trúc hình chữ đinh (J), gồm Tiền đường có 5 gian 2 chái, vì kèo được làm theo kiểu “chồng rường, kẻ bẩy”, các con rường được chạm nổi hình tứ linh, đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu mặt nhật; Hậu cung có hai gian, vì kèo được làm bằng gỗ, tường được xây bằng gạch bìa, mái lợp ngói âm dương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ việc cúng tế tuần tiết không được thường xuyên, nghè được sử dụng làm kho Quốc phòng. Đến ngày 16/7/1967 đã bị máy bay Mỹ ném bom làm sập; số vật liệu của nghè được lấy làm trường học, trạm xá…, hệ thống sắc phong và đồ thờ đều bị thất lạc.

Năm 2015, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung, chính quyền địa phương, nhân dân và các nhà hảo tâm đã đóng góp công đức bắt đầu phục dựng lại nghè trên nền đất cũ và có được hiện trạng như ngày nay.

Nghè Thánh Cả có giá trị lịch sử lâu đời, trải qua thời gian dài với sự hủy hoại của thiên nhiên và bom đạn chiến tranh. Nghè là nơi diễn ra các hình thức tín ngưỡng, lễ hội mang đầy màu sắc, đậm tính nhân văn, sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân. Với bề dày lịch sử có từ lâu đời nghè giờ đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh quan trọng của làng Hòa Chúng.

Các hiện vật còn lưu giữ tại di tích như: chân tảng, đá lan giai, cột đá (gãy)… giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu thêm về nghệ thuật điêu khắc truyền thống của cha ông ta trong lịch sử cũng như truyền thống tín ngưỡng của địa phương.

Nghè Thánh Cả được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 22/01/2020.

Giới thiệu di tích Nghè Thánh Cả, phường Quảng Thọ

Đăng lúc: 02/01/2025 00:00:00 (GMT+7)

Giới thiệu di tích Nghè Thánh Cả, phường Quảng Thọ

Nghè Thánh Cả thuộc địa phận phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn là tên nôm mà dân làng quen gọi cho vị thần lớn nhất trong làng. Ngoài ra, nhân dân còn gọi là Nghè Thượng, Nghè Đệ Nhất để phân biệt với các vị thần được dân làng thờ. Cả ba tên gọi trên đều tồn tại trong đời sống cộng đồng của cư dân vùng này, nhưng tên gọi nghè Thánh Cả vẫn được nhân dân địa phương quen dùng hơn cả. Vị thần chủ được thờ ở Nghè là Đế Thích Diêm La Thượng đẳng thần và Vân Vũ tôn thần.

z6189784138812_39b7ee310120b15800532aeb23294763.jpg

Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 hướng đi thành phố Sầm Sơn khoảng 15km là đến trung tâm phường Quảng Thọ, từ UBND phường ngược theo hướng Tây 200m gặp ngã ba làng rẽ phải, đi thẳng 500m là đến nghè Thánh Cả.

Nghè Thánh Cả là nơi thờ hai vị thiên thần là Đế Thích Diêm La Thượng đẳng thần và Vân Vũ tôn thần, trong đó:

Vị thần Đế Thích Diêm La được tôn vinh là vị Thánh Cả là vị thần đầu tiên được nhân dân làng Hòa Chúng tôn thờ. Mặc dù thần có nhiều sự tích khác nhau nhưng có thể thấy trong quan niệm của nhân dân Đế Thích là một thiên thần được xây dựng trên ước vọng của nhân dân với mong muốn được thần bảo hộ, che chờ và khát khao một cuộc sống tốt đẹp.

Vị thần Vân Vũ tôn thần, tại địa phương vẫn lưu truyền truyền thuyết về thần như sau: một lần Lê Lợi về địa phương trước khi vào thôn ngài ngồi nghỉ trên bãi cát trong làng bỗng nghe có tiếng người nói bên tai “Ngài cứ yên tâm đã có tôi bảo vệ”, khi tỉnh giấc mới biết mình mơ. Nhìn lên trời thấy một đám mây còn lơ lửng trên không trung. Giữa trưa hè ngồi trên cồn cát mà vẫn thấy mát mẻ chính vì có đám mây ấy. Trong tiến trình lịch sử thần có nhiều linh ứng, được các nhà vua ban nhiều sắc phong và lệnh cho nhân dân nơi đây thờ phụng để thần bảo trợ cho nhân dân.

Hiện nay lễ hội chính ở Nghè diễn ra vào ngày 15/01 âm lịch (lễ cầu phúc), đây được xem là ngày hội được diễn ra với quy mô rộng lớn, khách thập phương và nhân dân làng Hòa Chúng, các làng xã khác cũng về tham dự lễ hội với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu học hành đỗ đạt. Nghi thức tế lẽ gồm có tế Nam quan, các lễ vật cung tiến trong những ngày diễn ra lễ hội; xôi gà, thủ lợn, hoa quả… Ngoài ra, vào ngày mùng một và ngày rằm nhân dân trong làng, xã vẫn đến Nghè thắp hương cầu mong được bình yên.

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng và những dấu vết vật chất ở một số hiện vật hiện đang được lưu giữ tại di tích cho biết: Nghè Thánh Cả là một công trình thờ tự đẹp có quy mô lớn trên khu đất rộng ở trung tâm làng, các đời vua đều được ban sắc phong. Kiến trúc của Nghè gồm các công trình bề thế như: phía trước Nghè là ao sen, tiếp đến là cổng nghi môn – cột được làm bằng gỗ, vào sân có hai nhà giải vũ hai bên. Nghè chính có kiến trúc hình chữ đinh (J), gồm Tiền đường có 5 gian 2 chái, vì kèo được làm theo kiểu “chồng rường, kẻ bẩy”, các con rường được chạm nổi hình tứ linh, đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu mặt nhật; Hậu cung có hai gian, vì kèo được làm bằng gỗ, tường được xây bằng gạch bìa, mái lợp ngói âm dương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ việc cúng tế tuần tiết không được thường xuyên, nghè được sử dụng làm kho Quốc phòng. Đến ngày 16/7/1967 đã bị máy bay Mỹ ném bom làm sập; số vật liệu của nghè được lấy làm trường học, trạm xá…, hệ thống sắc phong và đồ thờ đều bị thất lạc.

Năm 2015, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung, chính quyền địa phương, nhân dân và các nhà hảo tâm đã đóng góp công đức bắt đầu phục dựng lại nghè trên nền đất cũ và có được hiện trạng như ngày nay.

Nghè Thánh Cả có giá trị lịch sử lâu đời, trải qua thời gian dài với sự hủy hoại của thiên nhiên và bom đạn chiến tranh. Nghè là nơi diễn ra các hình thức tín ngưỡng, lễ hội mang đầy màu sắc, đậm tính nhân văn, sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân. Với bề dày lịch sử có từ lâu đời nghè giờ đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh quan trọng của làng Hòa Chúng.

Các hiện vật còn lưu giữ tại di tích như: chân tảng, đá lan giai, cột đá (gãy)… giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu thêm về nghệ thuật điêu khắc truyền thống của cha ông ta trong lịch sử cũng như truyền thống tín ngưỡng của địa phương.

Nghè Thánh Cả được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 22/01/2020.

KẾT QUẢ GIẢ QUYẾT TTHC