Bài tuyên truyền ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh
Bài tuyên truyền ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.
1.Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:
*Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ .
*Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần ..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp ) so với ban đầu.
*Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu .
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
*Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu
Rau sống chưa được rửa sạch cũng là một nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản .
2.Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:
Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
3.Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngănkhông cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở .cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.
Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.
BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI
PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ
Lương Văn Tùng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022 |
BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cầnlưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phẩm chế biến từ sữa cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản. Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.
Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.
Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp. Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.
Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, chúng ta cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa. Nào, chúng ta hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tràn ngập tình yêu thương cho gia đình mỗi ngày!
Tin cùng chuyên mục
-
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Trung thu 2024
05/09/2024 00:00:00 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO VỆ SINH ATTP DỊP TẾT TRUNG THU
05/09/2024 00:00:00 -
Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024
17/06/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP năm 2024
03/05/2024 00:00:00
Bài tuyên truyền ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh
Bài tuyên truyền ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.
1.Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:
*Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ .
*Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần ..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp ) so với ban đầu.
*Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu .
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
*Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu
Rau sống chưa được rửa sạch cũng là một nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản .
2.Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:
Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
3.Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngănkhông cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở .cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.
Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.
BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI
PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ
Lương Văn Tùng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022 |
BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cầnlưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phẩm chế biến từ sữa cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản. Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.
Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.
Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp. Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.
Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, chúng ta cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa. Nào, chúng ta hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tràn ngập tình yêu thương cho gia đình mỗi ngày!